Bắt đầu từ K62 (tuyển sinh năm 2017) đến nay, sinh viên được học tập theo các chương trình đào tạo (CTĐT) mới so với trước đây. Đặc điểm chung của các CTĐT này là được xây dựng theo chuẩn quốc tế, cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng và cốt lõi của ngành học, chú trọng hoạt động nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng ứng xử tích cực đối với xã hội và môi trường nghề nghiệp, khả năng thích ứng trong môi trường lao động quốc tế. Nhờ đó, sinh viên sẽ được hỗ trợ tốt nhất để phát triển sự nghiệp của mình và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế.
-
1. Chương trình cử nhân: Chương trình đào tạo Cử nhân kỹ thuật có mục tiêu và nội dung được xây dựng theo hướng kiến thức nền - tảng cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với lĩnh vực rộng của ngành học, chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật. Cử nhân kỹ thuật có thể học chuyển tiếp để nhận bằng Kỹ sư hoặc Thạc sĩ
2. Chương trình chuyển tiếp kỹ sư: Chương trình học chuyển tiếp từ trình độ cử nhân để cấp bằng Kỹ sư được thiết kế nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn sâu theo lĩnh vực ứng dụng của ngành học, chú trọng đến năng lực tính toán thiết kế và phát triển các giải pháp kỹ thuật trong một lĩnh vực ứng dụng của ngành học.
Các ngành, chuyên ngành đào tạo:
-
Ngành Kỹ thuật Dệt
Mã ngành: 7520312
Với 4 (lĩnh vực ứng dụng) chuyên ngành:
Công nhệ Dệt
Công nhệ Sợi
Vật liệu và Công nghệ Hóa dệt
Vật liệu và Công nghệ Sản phẩm Da - Giầy
Xem chi tiết Cấu trúc chương trình đào tạo Kỹ thuật Dệt (Từ K62) Tại đây
-
Ngành Công nghệ May
Mã ngành: 7540204
Với 3 (lĩnh vực ứng dụng) chuyên ngành:
Công nghệ Sản phẩm May
Thiết kế Sản phẩm May
Thiết kế Thời trang
Xem chi tiết Cấu trúc chương trình đào tạo Công nghệ May (Từ K62)
-
Tại đây
-
-
Giới thiệu về các định hướng (chuyên ngành):
Công nghệ Dệt:
Công nghệ Sợi:
Vật liệu và Công nghệ Hóa dệt:
Vật liệu và Công nghệ Sản phẩm Da - Giầy:
Đào tạo cử nhân, kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và khả năng thực hành cao trong lĩnh vực vật liệu, thiết kế, công nghệ sản xuất giầy và sản phẩm da (túi, cặp v.v.).
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành, tập trung vào các nội dung chính sau đây: Vật liệu sản xuất sản phẩn da giầy; Thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật giầy và sản phẩm da; Thiết lập các tài liệu công nghệ sản xuất giầy và sản phẩm da; Quản lý chất lượng, quản lý sản xuất giầy và sản phẩm da.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân, kỹ sư chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ Sản phẩm Da - Giầy có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất giầy và sản phẩm da, tại các viện nghiên cứu, các trường đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) có ngành da giầy; Ngoài ra, có thể làm việc tại các cơ quan và tổ chức quản lý có liên quan đến ngành da giầy, hoặc học tiếp lên trình độ kỹ sư và thạc sĩ.
Slide giới thiệu về ngành Da giầy, chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ Sản phẩm Da - Giầy